Nông nghiệp tinh tế: Bí quyết thành công cho các nông hộ nhỏ

Thứ hai - 24/02/2025 16:21

STNN - Khi nói về sự phát triển của "nông hộ nhỏ", thường chúng ta sẽ nghĩ tới mô hình phát triển nông nghiệp của Nhật Bản với các đặc điểm như: đất canh tác bị phân mảnh, dân số nông nghiệp già hóa trên 70%, và chi phí sản phẩm nông nghiệp cao nhất thế giới.
Từ sản xuất truyền thống tới sản xuất theo nhu cầu 

nong-nghiep-tinh-te-nhat-stnn-min-1740367074.jpg
Hình minh họa - Nguồn: Freepik.

Khi các nông hộ nhỏ gặp phải tình trạng "nhỏ lẻ, phân tán và yếu kém", cần thiết phải chuyển đổi chiến lược từ "cầu cứng nhắc" sang "cầu đàn hồi". "Cầu cứng" đại diện cho nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, thường ổn định và ít thay đổi. Ngược lại, "cầu đàn hồi" là nhu cầu đa dạng và cá nhân hóa của người tiêu dùng, với sự thay đổi và điều chỉnh liên tục.

Trong bối cảnh này, sự phát triển của ngành nông nghiệp không chỉ dựa vào việc tăng số lượng và mở rộng quy mô sản xuất, mà còn cần chú trọng đến việc đáp ứng chính xác nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi việc liên tục điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và chiến lược kinh doanh theo diễn biến của thị trường.

Sự xuất hiện của "cầu đàn hồi" mang lại cơ hội mới cho các hộ nông dân nhỏ. Nếu họ có thể phản ứng linh hoạt hơn với nhu cầu thị trường trong quá trình sản xuất, tập trung vào các phân khúc cụ thể và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, thì họ sẽ có khả năng nắm bắt nhiều cơ hội hơn trong môi trường thị trường mới.

Sự chuyển dịch nhu cầu từ "cứng nhắc" sang "đàn hồi" không chỉ phản ánh xu hướng phát triển nông nghiệp mà còn là định hướng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tổng thể. Đối với các nông dân nhỏ, chìa khóa để thành công là chuyển dần từ mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình sản xuất theo nhu cầu. Điều này có thể đạt được thông qua đổi mới, ứng dụng công nghệ và phân tích thị trường chính xác, từ đó tạo ra bước đột phá trong phát triển bền vững.

Phân tích chính xác đặc điểm, nhu cầu của người tiêu dùng 

Bước đột phá cốt lõi của nền nông nghiệp chính xác ở Nhật Bản nằm ở việc tái cấu trúc logic nông nghiệp truyền thống từ "trồng gì bán nấy" thành hệ thống "tạo ra những gì người tiêu dùng cần".

Giải pháp cho nỗi lo về chất lượng: Hệ thống “xác thực phả hệ + nuôi dưỡng mát-xa” của thịt bò Kobe thiết lập một “chuỗi tin cậy có thể truy xuất nguồn gốc”. Thông qua mã QR và mã vạch, người tiêu dùng có thể quét để lấy thông tin chi tiết về sản xuất thịt bò, bao gồm phả hệ, phương pháp cho ăn và ngày giết mổ. Điều này giúp loại bỏ mối lo ngại của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Tạo nên một bối cảnh có giá trị cảm xúc: Cửa hàng gạo Ginza Akomeya đã biến gạo thông thường thành "biểu tượng sang trọng nhẹ nhàng". Quy trình xay xát gạo được trực quan hóa tại chỗ, với hơn chục loại gạo được trưng bày theo độ bóng và độ ngọt, cùng các dụng cụ nấu ăn Nhật Bản phù hợp, tạo ra một trải nghiệm tiêu dùng sang trọng. Điều này tái cấu trúc nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm nông nghiệp thông qua “trải nghiệm năm giác quan” - những gì được bán không chỉ là thực phẩm, mà còn là một lối sống đáng mơ ước.

Mối liên kết sâu sắc về bản sắc văn hóa: Đậu phụ Otokomae đã làm mới nhãn hiệu của mình bằng cách sử dụng hình ảnh Bōsōzoku, liên quan đến trào lưu độ xe môtô và xe gắn máy của giới trẻ Nhật Bản. Trong khi đó, trà Uji kết hợp với nghi lễ trà đạo để nâng cao “thẩm mỹ Thiền”. Chiến lược này không chỉ nâng cao trải nghiệm tiêu dùng mà còn hình thành bản sắc văn hóa, tạo ra những nét khu biệt khó có thể thay thế trong thị trường sản phẩm nông nghiệp.

Bước đột phá cốt lõi của nền nông nghiệp chính xác ở Nhật Bản là việc tái cấu trúc tư duy từ mô hình nông nghiệp truyền thống "trồng gì bán nấy" sang hệ thống "tạo ra những gì người tiêu dùng cần".

kyoto-otokomae-tofu-products-4-1740369625.jpg
Sản phẩm đậu phụ Otokomae.

Cốt lõi của “nông nghiệp tinh tế” Nhật Bản

Đối mặt với sự phân mảnh đất đai tự nhiên, ngành nông nghiệp Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống hỗ trợ ba bên để đạt được "hoạt động chính xác cao quy mô nhỏ".

Sự thâm nhập của công nghệ: "Quản lý ở cấp độ milimet": Trong bối cảnh chỉ có 0,6 mẫu Anh đất canh tác cho mỗi người (tương đương 2428 m2 – ND), Nhật Bản đã phát triển mạng lưới cảm biến nông nghiệp dày đặc nhất thế giới. Vườn trà Shizuoka sử dụng Internet vạn vật để theo dõi ánh sáng và độ ẩm của từng cây trà, trong khi Vườn táo Aomori áp dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh AI để xác định thời điểm hái tốt nhất. "Quản lý ở cấp độ milimet" này cho phép những người nông dân nhỏ đạt được khả năng kiểm soát chất lượng tương đương với quy mô công nghiệp.

Tái cấu trúc tổ chức với vai trò “siêu văn phòng trung gian” của hợp tác xã nông nghiệp: Các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản không chỉ là kênh mua sắm và bán hàng, mà còn giữ vai trò là bộ xử lý trung tâm của “dữ liệu nhu cầu”. Họ thu thập xu hướng tiêu dùng thông qua hơn 2.000 cửa hàng trên toàn quốc và cung cấp hướng dẫn ngược cho nông dân về giống cây trồng, thời gian tung ra thị trường và thông số kỹ thuật đóng gói. Cơ chế liên kết “cầu-sản xuất” theo thời gian thực này cho phép các nông hộ nhỏ lẻ hình thành khả năng phản ứng với thị trường một cách linh hoạt, giống như “đội quân kiến”.

Phân tầng giá trị từ thị trường đại chúng đến nền kinh tế tuần hoàn: Chiến lược định giá của các sản phẩm nông nghiệp Nhật Bản thể hiện một "cấu trúc kim tự tháp" điển hình: tầng dưới cùng là các sản phẩm giá cả phải chăng đáp ứng nhu cầu cơ bản, trong khi tầng trên cùng là các sản phẩm nông nghiệp "đẳng cấp nghệ thuật" hướng đến những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.

Ví dụ, gạo Koshihikari có cả bao bì thông thường được bán trong siêu thị và hộp quà tặng "thủ công bởi nghệ nhân" phiên bản giới hạn. Giá cả chênh lệch nhau gấp 10 lần, nhưng chúng vẫn sử dụng chung một chuỗi cung ứng, từ đó đạt được sự phân bổ năng lực sản xuất linh hoạt.

Hãy cẩn thận với “cái bẫy” nông nghiệp tinh tế

Việc theo đuổi quá mức các sản phẩm cao cấp đã khiến tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Nhật Bản giảm xuống rất thấp và tạo ra sự méo mó thị trường thông qua mức thuế bảo hộ gạo. Sự chuyển đổi của các nông dân nhỏ cần tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản sau:

- Tránh “tinh chế vì mục đích tinh chế”: Ví dụ, dù lê Korla Tân Cương Trung Quốc đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn EU để thâm nhập vào thị trường cao cấp, nhưng vẫn giữ lại sản phẩm giá rẻ để đảm bảo nhu cầu sinh kế của người dân địa phương. Điều này hình thành cơ cấu “lưu thông kép” và đảm bảo tính bền vững của nông nghiệp.

- Ngăn chặn "sự rỗng ruột của tổ chức": Các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản đã từng trải qua sự suy thoái dịch vụ do quan liêu hóa. Tuy nhiên, thông qua các cơ chế cải cách và đổi mới, họ đã đóng một vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại.

Bài học cốt lõi từ nông nghiệp tinh tế của Nhật Bản là: sức cạnh tranh của mô hình nông hộ nhỏ không nằm ở việc chống lại quy mô kinh tế, mà là ở việc thực hiện sự gia tăng giá trị chính xác thông qua việc nắm bắt nhu cầu.

Nguồn tin: Chử Thanh Tú (t/h)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT
dfdfsfsdf
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây