Khoa Nông học

http://nh.bafu.edu.vn


SỬ DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ SSR ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN TẬP ĐOÀN NẤM MỐC Aspergillus oryzae 

SỬ DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ SSR ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN TẬP ĐOÀN NẤM MỐC Aspergillus oryzae 

SỬ DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ SSR ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN TẬP ĐOÀN NẤM MỐC Aspergillus oryzae 

Nguyễn Thị Thu Phương
(Trung tâm Công nghệ sinh học - Khoa Nông học, Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang)
 
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thành phần và mức độ đa hình của hệ trình tự lặp lại đơn giản (SSR- Simple Sequence Repeat) ở Aspergillus oryzae để làm cơ sở cho việc ứng dụng chúng như những chỉ thị phân tử trong nghiên cứu mối quan hệ giữa sự khác biệt về kiểu locus SSR và hệ enzyme protease ngoại bào của chúng. Tuy nhiên đề tài mới thực hiện được nghiên cứu về kiểu gen SSRs và đánh giá được mối quan hệ di truyền của tập đoàn nấm mốc Aspergillus oryzae. Kết quả nghiên cứu bằng phần mềm tin sinh học đã cho thấy bộ gene nhân của Aspergillus oryzae chứa 841 trình tự SSR. Mật độ các trình tự SSR trên 8 nhiễm sắc thể dao động trong khoảng từ 16 đến 26 SSR/Mb. Các trình tự SSR có mức độ bảo thủ hoàn hảo (100%) chiếm 44,6% trong tổng số 841 trình tự SSR có mức độ bảo thủ trên 70%. Việc nhân dòng thành công 19 locus SSR được xác định có tính đa hình cao (hệ số PIC = 6,5 ÷ 8,9). Căn cứ vào đó đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các chủng theo 19 locus trên, chúng được chia thành 3 nhóm lớn và 8 nhóm nhỏ. Kết quả này mở ra khả năng ứng dụng hệ trình tự SSR trong nghiên cứu quan hệ di truyền và có khả năng nghiên cứu mối tương quan giữa các chỉ thị SSR và các tính trạng kinh tế của chủng nấm mốc.
Từ khóa: Aspergillus oryzae, chỉ thị phân tử, nấm mốc, SSRs.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây