Khoa Nông học

http://nh.bafu.edu.vn


XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG BÓN ĐẠM VÀ LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA MÀO GÀ TRỒNG CHẬU TẠI MỸ THO, TIỀN GIANG

XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG BÓN ĐẠM VÀ LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA MÀO GÀ TRỒNG CHẬU TẠI MỸ THO, TIỀN GIANG
XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG BÓN ĐẠM VÀ LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA MÀO GÀ TRỒNG CHẬU
TẠI MỸ THO, TIỀN GIANG
Nguyễn Văn Vượng1, Nguyễn Thị Ngọc1, Nguyễn Thị Thu Hiền1, 2Hà Chí Trực
(1Khoa Nông học, Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang; 2Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ)

TÓM TẮT
Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của lượng bón đạm và lân đến sinh trưởng, phát triển của hoa Mào gà (Celosia cristata
L.) trồng chậu được thực hiện tại Mỹ Tho, Tiền Giang. Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (RCRD) gồm
2 yếu tố với 4 mức bón đạm, 3 mức bón lân, 20 chậu/nghiệm thức, 1 cây/chậu, 3 lần nhắc lại. Kết quả thí nghiệm cho
thấy: Lượng bón đạm 3g N/chậu kết hợp với 1,5g P2O5/chậu giúp cây hoa Mào gà sinh trưởng phát triển tốt, cây có
chiều cao trung bình đạt 59,6cm, đường kính gốc đạt 2,6cm, đường kính tán đạt 44,7cm, số lá đạt 37,4 lá/cây, số cành
cấp 1 trên cây đạt 16,7 cành/cây, chiều dài cành cấp 1 đạt 34,0cm. Cây hoa Mào gà có nhiều phát hoa nhất (15,9 phát
hoa/cây), chiều dài phát hoa (29,4cm), đường kính phát hoa (10,96cm), tỷ lệ phát hoa nở 100%, độ bền của phát hoa
23,77 ngày, tỷ lệ cây đạt thương phẩm 95% cao hơn so với các nghiệm thức còn lại.
Từ khóa: Cây hoa Mào gà, lượng bón đạm, lượng bón lân, Tiền Giang.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây