ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ HỮU CƠ VÀ TỶ LỆ PHỐI TRỘN ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY BƯỞI LÀM GỐC GHÉP TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Thứ năm - 29/07/2021 05:14
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ HỮU CƠ VÀ TỶ LỆ PHỐI TRỘN ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY BƯỞI LÀM GỐC GHÉP
TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Hoàng Thị Mai, Nguyễn Thị Ngọc, Sân Dù Cường, Dương Văn Quân
(Khoa Nông học, Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang)

TÓM TẮT
Trong nhân giống cây ăn quả có múi, bưởi bằng phương pháp ghép đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất lớn vào cây gốc
ghép, nguồn vật liệu ghép và giá thể hữu cơ làm gốc ghép. Trong nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các giá thể như
phân chuồng, xơ dừa, mùn cưa, trấu hun với các tỷ lệ phối trộn từng loại: 30%, 50%, 70%; Thí nghiệm cơ bản 12
công thức để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây bưởi làm gốc ghép trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả đã xác
định được giá thể gồm 30% trấu hun + 15% phân chuồng + 2% phân supe lân làm giá thể gốc ghép cho cây bưởi ở
giai đoạn vườn ươm sẽ cho tỷ lệ nảy mầm hạt bưởi cao (99,33%), chiều cao cây gốc ghép cao hơn đối chứng 10,13cm,
động thái ra lá 39,19 lá/cây; gốc ghép có tỷ lệ sống của mắt ghép cao (91,84%); số cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn
cao 96,30% (8 tháng sau trồng), hiệu quả kinh tế cao, giá thành sản xuất 4.082 đồng/cây và lãi thuần 5.918 đồng/cây
ghép, vượt đối chứng 5.665 đồng/cây ghép.
Từ khóa: Giá thể hữu cơ, gốc ghép bưởi, tỷ lệ phối trộn, vườn ươm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
dfdfsfsdf
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây